VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện cải tạo rừng sản xuất trên địa bàn huyện Bình Gia

Thứ Bảy, 18 Tháng Năm, 2024 299 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Ngày 15/5/2024, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức khảo sát tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch số 231/KH-UBND, ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2030 tại huyện Bình Gia.

Đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các lãnh đạo và Ủy viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bình Gia và các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm huyện.

Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh cùng Đoàn khảo sát thực địa

Đoàn đã đi thực địa, kiểm tra hiện trạng rừng đề nghị thẩm định hồ sơ xin cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi của hộ ông Hoàng Đức Ngân, thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa, huyện Bình Gia. Đoàn đã trao đổi, nắm tình hình về quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch số 231/KH-UBND, ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2030 của huyện, của xã.

Qua khảo sát cho thấy, Huyện ủy, UBND huyện Bình Gia và UBND các xã đã nghiêm túc triển khai, phổ biến, tuyên truyền về Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi để phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 – 2030 và các quy định về cải tạo rừng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch, phân khai chỉ tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp xã và các đơn vị tổ chức thực hiện Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 19/19 xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Nghị quyết số 95-NQ/TU; đồng thời thành lập Hội đồng thẩm định cấp huyện, cấp xã và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định cải tạo rừng sản xuất là rừng tự nhiên không có khả năng tự phục hồi.

Đoàn khảo sát làm việc với UBND huyện Bình Gia và UBND xã Tân Hòa

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Bình Gia có 91 hồ sơ xin cải tạo rừng (tại 10/19 xã, gồm: Thiện Thuật, Tân Hòa, Vĩnh Yên, Hưng Đạo, Minh Khai, Hoa Thám, Quang Trung, Mông Ân, Hồng Phong, Yên Lỗ). Tổng diện tích đề nghị là 239,25 ha.

Hội đồng thẩm định của huyện đã thẩm định 27 hồ sơ với diện tích: 52,36 ha; Số hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa phê duyệt: 02 hồ sơ với tổng diện tích 1,5 ha. Số hồ sơ đã thẩm định nhưng không đủ điều kiện thực hiện: có 25 hồ sơ với diện tích 50,86 ha. Số hồ sơ chưa thẩm định 64 hồ sơ với tổng diện tích 174,7 ha (thuộc hội đồng thẩm định cấp xã).

Kết luận cuộc khảo sát, đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận những cố gắng, những kết quả đạt được của huyện. Đồng chí đề nghị Huyện ủy, UBND huyện tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch số 231/KH-UBND, ngày 09/11/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 95-NQ/TU ngày 20/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp và đảm bảo quy định để khắc phục những hạn chế, khó khăn, tồn tại; đồng thời đề xuất các giải pháp, cách thức và biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả hơn như: Tập trung tuyên truyền các quy định về điều kiện, phương pháp cải tạo rừng; rà soát các diện tích rừng thuộc đối tượng cải tạo từ đó thông tin đến các hộ dân có nhu cầu cải tạo để làm hồ sơ đề nghị thẩm định; phối hợp giữa Hội đồng thẩm định cấp huyện và cấp xã để rút ngắn thời gian thẩm định, kịp thời phê duyệt các hồ sơ đủ điều kiện để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Đối với các diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên không đủ điều kiện phê duyệt cải tạo cần tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục quản lý và nhận khoán bảo vệ rừng để bảo vệ rừng tốt hơn, góp phần tạo thu nhập từ rừng cho các hộ dân.

Thanh Tùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *