Ngày 22/10/2015, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn thảo luận ở Tổ cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Sóc Trăng, Điện Biên, Đồng Tháp về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; Kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015; dự toán ngân sách nhà nước (bao gồm việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế) và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, xây dựng và đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn chủ trì thảo luận.
Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn chủ trì thảo luận ở Tổ
Các ĐBQH nhất trí cơ bản với các báo cáo của Chính phủ, nhìn chung kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao, chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên đại biểu cũng còn băn khoăn về kết quả tái cơ cấu đầu tư công còn chậm và chưa thực sự hiệu quả, sức mua, sức sản xuất trong nước vẫn suy giảm trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đại biểu cũng đề nghị báo cáo của Chính phủ cần phân tích rõ để chỉ ra các hạn chế, yếu kém cũng như các mặt tích cực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để khắc phục trong thời gian tới. Nhiều chính sách an sinh xã hội đã được ban hành trong thời gian qua với kỳ vọng khá lớn nhưng do không cân đối được nguồn lực và phân tán nên không hiệu quả và phải đi vay. Tốc độ nợ công tăng nhanh và đã sắp chạm trần. Đại biểu cũng hiến kế muốn phát triển kinh tế phải kiên quyết thực hiện luật Đầu tư công và phải dựa vào nguồn lực ta có, tận dụng các lợi thế cạnh tranh, chọn các ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với từng vùng, địa phương. Trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sẽ rất khó khăn khi gia nhập TPP, do đó cần phải đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp tiên tiến hiện đại vào sản xuất nông nghiệp mới có thể cạnh tranh được.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội lo ngại về con số tỷ lệ mù chữ của nhóm tuổi 15 đến 35 lại cao hơn tỷ lệ mù chữ ở người từ 35 đến 60 tuổi và cho rằng các mục tiêu về giáo dục không nên đưa hết vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đại biểu cũng cho rằng các chương trình 30a và chương trình 135 còn trùng lặp và rất dàn trải trên cùng một địa bàn, chưa hiệu quả và đề nghị nên tăng cường tập trung đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới cho vùng 1, 2 và tập trung đầu tư cho vùng 3 chương trình giảm nghèo bền vững sẽ hợp lý và hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cộng đồng cho phát triển là rất quan trọng, cần quan tâm thực hiện và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Tổ về các nội dung trên.
Nguyễn Đặng Ân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025