Sáng ngày 07/01/2022, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khoá XV tiến hành thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh, lãnh đạo các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn
Tại phiên thảo luận, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã có 02 lượt phát biểu của đại biểu Lưu Bá Mạc và đại biểu Phạm Trọng Nghĩa.
Các đại biểu đều bày tỏ sự tán thành với quan điểm được xác định trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế đối với Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, để bảo đảm tính tổng thể và toàn diện của Nghị quyết thì cần lấy các mục tiêu được xác định trong văn kiện của Đảng và các kế hoạch, chương trình 05 năm làm gốc, làm căn cứ để quyết định các nhiệm vụ, giải pháp cho các chương trình ngắn hạn thực hiện trong 02 năm 2022-2023 gồm: Nghị quyết về chính sách tài khóa tiền tệ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội cũng như Chương trình phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, ông đề nghị Quốc hội xem xét đánh giá kỹ hơn tác động của 03 chương trình ngắn hạn đến việc thực hiện các kế hoạch, chương trình dài hạn 05 năm; rà soát lại tất cả các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra trong các kế hoạch, chương trình 05 năm để xác định có chỉ tiêu nào cần phải điều chỉnh do tác động của việc thực hiện các chương trình ngắn hạn hay không? cần xác định cụ thể hơn đối tượng và nội dung chính sách an sinh xã hội để bảo đảm hiệu quả, tập trung vào Nhóm đối tượng có nhu cầu cấp bách nhất, bị tác động nhiều nhất, đang thiệt thòi nhất, yếu thế nhất trong xã hội; trên cơ sở tổng kết, đánh giá kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính Phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt. Hỗ trợ bằng tiền mặt cho người dân góp phần kích cầu đối với nền kinh tế; nghiên cứu bổ sung nguồn vốn tín dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bên cạnh nguồn vốn dự kiến 9000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.
Đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm nghiên cứu, bổ sung thêm một cách phù hợp nội dung hỗ trợ đội ngũ nhân lực y tế đang trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống dịch; cần có giải pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông để có phương án triển khai, xác định cấu hình tối thiểu của máy tính bảng, vừa cân đối bảo đảm chất lượng máy tính bảng, bảo đảm nhu cầu học tập, vừa cân đối số lượng để có nhiều em học sinh khó khăn thực sự được thụ hưởng. Đồng thời, cũng xác định được những nơi đang thiếu nhưng rất cần phủ sóng internet theo lộ trình; đại biểu nhất trí với phương án của Uỷ ban kinh tế trong Báo cáo thẩm tra là đề nghị thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 phương án mà Chính phủ xin ý kiến cho phép tính vào chi phí được trừ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi, ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
QUỲNH LAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi lăm HĐND tỉnh
Báo cáo số 1518/BC-HĐND06/12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ ba mươi mốt (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Báo cáo số 1538/BC-ĐGS-KTNS ngày 12/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh Giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Hợp phần 3 thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn -Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
Báo cáo số 1523/BC-ĐGS ngày 06/12/2024 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kết quả giám sát tình hình và kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 -2025
Báo cáo số 758/BC-ĐGS ngày 10/07/2024 của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 1611/KH-HĐND ngày 26/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh thực hiện chương trình giám sát của Thường trực HĐND tinh năm 2025 Báo cáo Kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 959/KH-ĐGS-KTNS ngày 04/09/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Kế hoạch số 879/KH-HĐND ngày 08/08/2024 của Thường trực HĐND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 23/7/2024 về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn năm 2025