Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIII, buổi chiều ngày 09/11/2015, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn thảo luận tại tổ về tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại.
Các vị ĐBQH tỉnh thảo luận tổ ngày 9/11/2015
Phát biểu thảo luận tại tổ, hầu hết các đại biểu cơ bản đồng tình với Báo cáo tổng kết việc triển khai tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lạị, sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho thực hiện chế định này và tán thành việc triển khai chính thức sau khi kết thúc thí điểm định chế Thừa phát lại. Thừa phát lại là người có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện 3 nhiệm vụ chính: làm các công việc về thi hành án dân sự (bao gồm: xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự); tống đạt giấy tờ của Toà án và của Cơ quan thi hành án dân sự cho đương sự; lập vi bằng (ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác) và làm các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy mô hình Thừa phát lại là một thiết chế nghề nghiệp độc lập vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp (hỗ trợ Tòa án trong việc tống đạt giấy tờ, lập vi bằng có giá trị chứng cứ trước tòa) vừa thực hiện các công việc về thi hành án dân sự theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức theo tinh thần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, thi hành án của Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp. Thực tế thí điểm tại 13 tỉnh, thành phố vừa qua đã cho thấy mô hình Thừa phát lại phù hợp, cần thiết cho xã hội và cho hoạt động tư pháp, được người dân ủng hộ.
Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và ban hành Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại. Đại biểu đã đóng góp ý kiến vào việc thực hiện các công việc tống đạt giấy tờ, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án của Thừa phát lại. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần giải thích cụ thể hoặc tuyên truyền về một số từ ngữ khó hiểu như “thừa phát lại” hay “lập vi bằng” để dễ hiểu, gần gũi đối với người dân, đồng thời cần có quy định chặt chẽ về chế định Thừa phát lại để có tính khả thi trong thực hiện…
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, các đại biểu của tổ thảo luận về dự án luật Đấu giá tài sản (gồm 8 chương, 77 điều). Dự án Luật được ban hành nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản; khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và đảm bảo tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan. Các đại biểu tập trung thảo luận về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng luật; mối quan hệ giữa luật Đấu giá tài sản và các luật khác; về đấu giá viên; doanh nghiệp đấu giá tài sản; các loại tài sản quy định phải bán thông qua đấu giá; hình thức đấu giá, phương thức đấu giá.
Hoàng Thị Kim Vân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025