VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai, 2017 100 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 31/01/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ngày 01/4/2015, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Đồng chí Dương Xuân Hòa, Chánh Văn phòng phát biểu tại hội nghị (ảnh: Quốc Khánh)

    Thành phần dự hội nghị gồm toàn thể cán bộ, công chức và người lao động cơ quan Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Tại hội nghị, cán bộ, công chức và người lao động tích cực tham gia đóng góp được nhiều ý kiến xác đáng, có căn cứ pháp lý vào toàn bộ dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), gồm: Quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật dân sự; trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 31/01/2015 của UBND tỉnh.

    Các đại biểu dự hội nghị đều nhất trí cao đối với các quy định của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) lần này, trong đó có 25 lượt ý kiến tham gia đóng góp trực tiếp vào dự thảo Bộ luật dân sự như: Đề nghị bổ sung thêm 01 Điều vào dự thảo Bộ luật dân sự quy định về “giải thích từ ngữ” để người đọc dễ hiểu hơn, cụ thể như cụm từ “vật quyền”, “địa dịch”, “quyền hưởng dụng”…; đề nghị hạn chế dùng các cụm từ “trừ trường hợp luật có quy định khác”, “luật có quy định khác”, “pháp luật có quy định”, quy định như vậy rất chung chung, lặp lại nhiều lần, cần chỉ rõ luật nào quy định; các ý kiến đều nhất trí với phương án 2 được quy định tại khoản 4 Điều 40 quy định về quyền xác định lại giới tính; đề nghị xem xét quy định tại Điều 41 vì dự thảo Bộ luật chưa giải thích rõ thế nào là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gồm những nội dung gì, phạm vi đến đâu; đề nghị bổ sung thêm quy định tại khoản 2, Điều 223 về hạn chế quyền định đoạt đối với những vật quyền khác thuộc di sản văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trong hệ thống pháp luật về di sản văn hóa…

    Thông qua hội nghị cán bộ, công chức và người lao động cơ quan Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đã nâng cao ý thức tự nghiên cứu, học tập các nội dung, quy định của dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) để từ đó nâng cao nhận thức của bản thân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về dân sự.

                                                                        Hoàng Văn Hoàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *