<iframe title=”vimeo-player” src=”https://player.vimeo.com/video/117669654?h=83b1588140″ width=”640″ height=”360″ frameborder=”0″ allowfullscreen></iframe>
Chương trình hành động của Bộ TN&MT giai đoạn 2016 – 2020 đối với lĩnh vực địa chất và khoáng sản sẽ hướng tới hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất-khoáng sản; quản lý có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu tác động của các hoạt động khoáng sản đối với môi trường; tập trung thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn này tập trung vào tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo hoạt động hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoáng sản trong Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư kinh doanh.
Công tác điều tra cơ bản: tập trung lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000; điều tra, đánh giá các nguy cơ tai biến địa chất phần đất liền; ưu tiên điều tra địa chất, khoáng sản biển, hải đảo và ở các khu vực biên giới, khu vực tập trung khoáng sản; tăng cường thực hiện công tác điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 đối với đất liền và tỉ lệ 1/500.000 ở các vùng biển Việt Nam nhằm làm rõ cấu trúc, lịch sử phát sinh phát triển của vỏ trái đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, năng lực thiết bị, tăng nguồn vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phù hợp với Chiến lược khoáng sản và Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị. Đánh giá tiềm năng tài nguyên từng loại, nhóm khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong các cấu trúc địa chât, có triển vọng khoáng sản đến độ sâu 500m và một số vùng đến l000m làm rõ tiềm năng từng loại khoáng sản phục vụ nhu cầu thăm dò, khai thác chế biến sử dụng và dự trữ khoáng sản quốc gia hợp lý; lập kế hoạch, thực hiện hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước; điều tra, lập quy hoạch bảo tồn các khu di sản địa chất, công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Triển khai cấp phép khai thác khoáng sản gắn với dự án chế biến sâu, sử dụng hợp lý tài nguyên, gắn với BVMT, phát triển bền vững, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khoáng sản, có biện pháp hiệu quả hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, kiên quyết xử lý hoạt động khoáng sản không đúng quy định của pháp luật.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025