Ngày 8/6/2015, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2015. Tại phiên họp, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội thể hiện sự đồng tình cao với Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế – xã hội năm 2014 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2015 của Chính phủ.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội đã góp ý cụ thể vào nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong những tháng còn lại của năm 2015 và trong thời gian tới. Nhiều đại biểu cho rằng cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trên cơ sở hoàn thiện hệ thống giá theo cơ chế giá trị trường có sự điều tiết của nhà nước; đồng thời kiên trì các nguyên tắc thị trường trong quản lý kinh tế, tiếp cận với thông lệ quốc tế, hình thành hệ thống giá trị trường; rà soát các luật liên quan để sửa đổi và có cơ chế đồng bộ nhằm tháo gỡ nút thắt tín dụng về cho vay thế chấp; đề nghị cần nỗ lực cải cách nhanh, mạnh mẽ và toàn diện về thể chế kinh tế thị trường, đặc biệt là đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách theo nguyên tắc của kinh tế thị trường; hoàn thiện và bổ sung cơ chế chính sách để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ…
Về lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các đại biểu đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó tập trung giải quyết những vướng mắc hiện nay là công tác quy hoạch sản xuất; xác định rõ lợi thế, thế mạnh, các sản phẩm của vùng, địa phương, quốc gia để chuyển dịch cơ cấu một cách hợp lý, bền vững; mở rộng quy mô và vận dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, giống, để nâng cao giá thành sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, làm bà đỡ cho nông dân trong việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ nông sản, không để tình trạng bị ép giá như hiện nay.
Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đánh giá cao những thành tựu kinh tế – xã hội đạt được trong năm qua với nhiều điểm sáng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có mức tăng trưởng 3,49% cao hơn năm 2013. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nước ta phát triển vẫn chưa ổn định cả về lượng và chất, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Người nông dân vẫn đang rất chật vật với câu chuyện sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong một thị trường mở…Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung nguồn lực hơn nữa để khắc phục khó khăn, phát triển bền vững lĩnh vực này. Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; cần tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước và bổ sung cơ chế, chính sách hữu hiệu nhằm thu hút đầu tư toàn xã hội, cũng như phân bổ hợp lý cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; cần đẩy mạnh nguồn cung cấp tín dụng và cải thiện các điều kiện cung cấp nghiệp và hộ nông dân, đáp ứng cả trung và dài hạn; cần có chính sách hữu hiệu nhằm thu hút phát triển số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là phát triển doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, doanh nghiệp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu phát triển giống công nghệ cao là một vấn đề hết sức ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.
Về chính sách phát triển vùng miền núi, dân tộc đại biểu cho rằng cần có chính sách hữu hiệu nhằm thu hút phát triển số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là phát triển doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, doanh nghiệp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, nghiên cứu phát triển giống công nghệ cao là một vấn đề hết sức ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay. Đại biểu đề nghị bố trí đủ, kịp thời ngân sách kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện chính sách dân tộc, tăng nguồn vốn đầu tư, chú trọng đến chính sách phát triển rừng, chính sách phát triển nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Tập trung ưu tiên cho khu vực các tỉnh, huyện biên giới phía Bắc, nơi đất đai sản xuất ít, điều kiện sản xuất rất khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt hiện còn rất thiếu thốn. Do tính đặc thù của khu vực miền núi dân tộc và kết quả bài học kinh nghiệm của việc thực hiện các chương trình chính sách dân tộc thời gian qua, yêu cầu của sự phát triển hiện trên quan điểm tiếp cận theo địa bàn và đối tượng của chính sách, để tăng cường hiệu quả chính sách cũng như công tác giảm nghèo, đại biểu đề nghị nên hợp nhất, xây dựng một chương trình phát triển kinh tế – xã hội tổng hợp cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới trên cơ sở Chương trình 135 hiện nay cho giai đoạn 2016 – 2020 và tính tới 2020 bao gồm hợp phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hợp phần đào tạo tăng cường năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở. Lồng ghép chính sách đặc thù, giải quyết ổn định dân cư, cư dân tự do, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Theo chương trình kỳ họp, ngày 9/6/2015, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 và dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Hoàng Thị Kim Vân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025