VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai, 2017 155 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Điều 6 Hiến pháp 2013 nêu “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân…”do đó đại biểu HĐND phải liên hệ và gắn bó mật thiết với nhân dân. Nghị quyết TW 3 (khóa VIII) ngày 18/6/1997 về phát huy quyền làm chủ của nhân dân nêu rõ “Quy định nhiều hình thức thích hợp để duy trì sự liên hệ thường xuyên giữa đại biểu dân cử và cử tri, để các đại biểu luôn sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân. Các đại biểu phải định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cử tri, nếu không đủ tín nhiệm thì cử tri thực hiện quyền bãi miễn. Có các hình thức để nhân dân có thể dự thính hoặc theo dõi trực tiếp qua phương tiện thông tin đại chúng các kỳ họp của cơ quan dân cử”

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc của tri thành phố Lạng Sơn (ảnh: baolangson.vn)

     Thực tế những năm qua công tác tiếp xúc cử tri còn nhiều bất cập vẫn làm theo lối mòn, chưa có đổi mới, còn hình thức nên hiệu quả không cao đại biểu ít liên hệ với cử tri nên không nắm được nhiều thông tin dẫn đến ban hành nghị quyết không sát thực tiễn hoặc không có thông tin, giám sát không sâu, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh không sát. Nội dung TXCT đơn điệu, thủ tục rườm rà nặng về hành chính, đối tượng cử tri rất hẹp chủ yếu là cán bộ xã, phường, thị trấn,  thôn, bản, khối phố mà ít cử tri nhân dân, các giới, các ngành (giáo dục, y tế….) các cấp hay chuyên đề. Hình thức chủ yếu vẫn là tổ chức hội nghị ở xã và kết hợp báo cáo tại kỳ họp HĐND huyện xã nếu là TXCT sau kỳ họp. Tập hợp ý kiến kiến nghị cử tri không nhiều, báo quát

    Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh, làm mạnh cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu có căn cứ khoa học và thực tiễn để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016- 2021. Muốn vậy phải quán triệt nghị quyết của Đảng và của Đảng bộ tỉnh, đặt trong tổng thể đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị theo NQTW 7 (khóa XI), kế thừa phát huy ưu điểm và đánh giá đúng thực trạng, đề ra giải pháp đổi mới; nhất là trong thực tiễn tình hình kinh tế xã hội Lạng Sơn, thực trạng tình hình đại biểu (kiêm nhiệm nhiều, nặng về cơ cấu, chưa được bồi dưỡng nhiều kỹ năng hoạt động cho đại biểu)

    Pháp luật quy định khá rõ nhiệm vụ, chức năng và trình tự thủ tục TXCT nhưng kết quả chưa cao; khi kinh tế phát triển, dân chủ ngày càng mở rộng, thông tin hiện đại, cử tri ngày càng hiểu rõ trách nhiệm quyền hạn của mình, phải nâng cao hiệu lực hiệu quả của HĐND và đại biểu HĐND do đó phải đổi mới.

    Những năm gần đây, mặc dù đã có đầy đủ các quy định của pháp luật nhưng do có chỗ còn chung chung không cụ thể, không có chế tài ràng buộc, do kinh tế xã hội (Địa hình chia cắt, chủ yếu nông thôn, vùng sâu, vùng xa..) nên chất lượng công tác này chưa được đổi mới, nâng cao. Vẫn còn tình trạng “cử tri chuyên nghiệp” dẫn đến nhiều kiến nghị về chế độ chính sách của đội ngũ cán bộ xã thôn được lặp đi lặp lại mà thiếu các kiến nghị về cơ chế chính sách dân tộc, miền núi, về y tế giáo dục, nông thôn mới…không đầy đủ thông tin từ cử tri, một kênh thông tin cực kỳ quan trọng thì đại biểu khó có thể thực hiện các chức năng của mình và cơ quan dân cử

    TXCT còn ít, số lượng ý kiến kiến nghị chưa nhiều, hình thức đơn điệu, chưa kết hợp tốt TXCT 3 cấp và Đoàn ĐBQH tỉnh, chưa giải đáp được nhiều ý kiến cử tri tại cuộc họp, đại biểu chưa cập nhật hết tình hình của tỉnh do công tác chuẩn bị chưa tốt, do hoạt động kiêm nhiệm và năng lực trình độ của đại biểu khác nhau. Tập hợp kiến nghị gửi các cơ quan chưa có chất lượng, nhiều hiện tượng, kiến nghị đơn lẻ hoặc đã được giải quyết nhưng vẫn được tập hợp và chuyển

    Từ thực tế trên muốn nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri cần đổi mới về nhận thức về vị trí, vai trò, quyền hạn của đại biểu HĐND, của cử tri và của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp TXCT.  Đổi mới hình thức TXCT phải bảo đảm nội dung đề ra, giảm thủ tục hành chính rườm rà; thông báo rộng rãi TXCT, kết hợp ngày chợ, ngày hội, tại trụ sở, nhà văn hóa xã thôn, bản, khối phố, trung tâm cụm xã; linh hoạt thời gian, địa điểm tránh thời tiết xấu, vụ mùa; có thể tổ chức TXCT nhóm nhỏ, gặp từng cử tri; TXCT theo ngành, giới, lĩnh vực, chuyên đề; TXCT trước hoạt động giám sát cũng rất hiệu quả, tránh việc chỉ nghe báo cáo chuẩn bị sắn, thông tin không đa chiều; TXCT qua truyền thanh, truyền hình, qua thư tín, email; thu thập thông tin từ các buổi TXCT tri tại cơ sở (như đại biểu HĐND Đặng Văn Khoa ở TPHCM đã làm rất hiệu quả)

    Kết hợp TXCT HĐND 3 cấp và Đoàn ĐBQH tỉnh, Ban hành Quy chế TXCT riêng của đại biểu và Tổ đại biểu HĐND tỉnh; nâng cao trách nhiệm vai trò của đại biểu HĐND, của Tổ đại biểu và các cơ quan hữu quan như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, chính quyền địa phương; mời đại diện các sở ngành có nhiều vấn đề liên quan cùng dự như Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng, Công thương..để nghe và giải đáp trực tiếp ý kiến kiến nghị của cử tri; đổi mới tập hợp ý kiến kiến nghị của cử tri (Phát các phiếu về các lĩnh vực để cử tri điền vào); đổi mới giám sát, theo dõi đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri.

    Phát huy vai trò cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, thông báo kế hoạch TXCT của Thường trực HĐND, các Tổ đại biểu HĐND; thông báo các ý kiến kiến nghị cử tri và tình hình giải quyết của các cơ quan chức năng

    Nâng cao chất lượng TXCT nhằm làm cho đại biểu gắn bó mật thiết với cử tri, có nhiều thông tin phục vụ thực hiện các chức năng của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động trong lập quy, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh.

    Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, giám sát, điều chỉnh nhưng bất cập trong cơ quan điều hành ở địa phương. Việc Quốc hội đang trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND trong đó có công tác tiếp xúc cử tri.

   Nguyễn Đặng Ân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *