Trong 2 ngày (03,04/6/2013), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII họp phiên toàn thể tại Hội trường để thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một sự kiện đặc biệt quan trọng của đất nước, thu hút nhiều sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Các đại biểu Quốc hội đánh giá Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Dự thảo) được chuẩn bị rất công phu trên cơ sở tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 và tình hình cụ thể của đất nước, được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong công chúng. Bố cục của Dự thảo phù hợp, gồm 11 Chương với 124 Điều, giảm 1 Chương và 23 Điều so với Hiến pháp năm 1992; nhiều điều, khoản được viết gộp lại mang tính khái quát cao, có tính nguyên tắc, thể hiện tính quy phạm của Hiến pháp.
Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đánh giá việc triển khai Nghị quyết 38 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được triển khai nghiêm túc, thể hiện tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tính dân chủ của người công dân tham gia vào xây dựng Đảng, nhà nước và hệ thống chính trị, đảm bảo các quyền tự do và quyền của công dân. Các ý kiến tham gia góp ý được tổng hợp công phu, nghiên cứu tiếp thu giải trình nghiêm túc, xem xét chỉnh sửa, bổ sung Hiến pháp, đưa ra nhiều phương án dân chủ và đa chiều.
Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh phát biểu thảo luận
Theo đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Lời nói đầu là một bộ phận rất quan trọng của mỗi bản Hiến pháp, tuy nhiên cần được cân nhắc kỹ để có quy định hợp lý trên cơ sở kế thừa nội dung cơ bản lời nói đầu Hiến pháp năm 1992, đề nghị chỉnh sửa về mặt kỹ thuật cho khái quát, ngắn gọn, chính xác hơn và tránh trùng lắp.
Tại Điều 4, đại biểu nhất trí với dự thảo đã công bố vì đã biểu hiện đầy đủ các nội dung và tinh thần Cương lĩnh, Điều lệ Đảng về bản chất giai cấp, nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định tính lịch sử tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng xây dựng và bảo vệ đất nước. Về quy định về sở hữu đất đai (Điều 57), đại biểu nhất trí với quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân là quan điểm nhất quán của Đảng, nhà nước và nhân dân, không quy định đa sở hữu về đất đai.
Về thu hồi đất (Điều 58), đây là vấn đề hết sức quan trọng vừa liên quan đến quyền sở hữu toàn dân về đất đai vừa liên quan đến quyền sử dụng đất, đại biểu đề nghị để việc thu hồi đất không bị lạm dụng thu hồi tràn lan như hiện nay, cần có quy định về nguyên tắc chặt chẽ, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật; xem xét bổ sung khoản 3, Điều 58 “dự án không vì mục đích lợi nhuận”. Tại Điều 45, khoản 4, đại biểu tán thành “Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước”; về thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị giữ như hiện hành, chỉ điều hoà phối hợp vì đây không phải là cơ quan cấp trên và cấp dưới, đều do Quốc hội bầu ra, đồng thời cần nghiên cứu chế định, quy định về Đoàn đại biểu Quốc hội.
Về chính quyền địa phương, đại biểu cho rằng cần phải đưa ra khái niệm về chính quyền địa phương; đề nghị có quy định thật cụ thể, rõ ràng trong Hiến pháp năm 1992 nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; cân nhắc, xem xét Điều 115a về tổ chức chính quyền địa phương cần phải nghiên cứu để chọn phương án thuận lợi; đề nghị bổ sung hiến định Hội đồng nhân dân định kỳ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh do Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn…
Ý kiến thảo luận của các đại biểu sẽ được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, tiếp thu để xin ý kiến nhân dân trước khi thông qua tại Kỳ họp sau./.
Hoàng Thị Kim Vân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Quyết định Ban hành Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới của Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp thứ ba mươi lăm HĐND tỉnh
Báo cáo số 1518/BC-HĐND06/12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ ba mươi mốt (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Báo cáo số 1538/BC-ĐGS-KTNS ngày 12/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh Giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Hợp phần 3 thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn -Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
Báo cáo số 1523/BC-ĐGS ngày 06/12/2024 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kết quả giám sát tình hình và kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 -2025
Báo cáo số 758/BC-ĐGS ngày 10/07/2024 của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 1611/KH-HĐND ngày 26/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh thực hiện chương trình giám sát của Thường trực HĐND tinh năm 2025 Báo cáo Kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 959/KH-ĐGS-KTNS ngày 04/09/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn