Ngày 13/11/2014, các Đoàn ĐBQH thảo luận ở Tổ về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi). Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua năm 2005. Sau gần 10 năm thực hiện Bộ luật đã bộc lộ nhiều bất cập và phải sửa đổi cơ bản và toàn diện với 298 điều sửa đổi, 174 điều bổ sung và bãi bỏ 147 điều, giữ nguyên 265 điều.
Vì là Bộ luật có vị trí uqan trọng như vậy nên rất cần có thời gian để nghiên cứu và lấy ý kiến nhân dân, đa số ý kiến các đạo biểu Quốc hội đều cho rằng Bộ luật này cần thảo luận tại ba kỳ họp và thông qua vào kỳ họp thứ Mười, cuối năm 2015. Thời gian lấy ý kiến nhân dân cũng cần dài hơn vì như dự kiến 3 tháng đầu năm 2015 là chưa đủ và trùng vời thời gian nghỉ Tết nguyên đán Ất Mùi. Đây là Bộ luật nền với nhiều quy định chung và sửa đổi rất căn cơ nên đề nghị gọi là Bộ luật dân sự năm 2015 và đồng thời sửa luật này cũng cần sửa các luật liên quan trong đó có Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
Đại biểu Vũ Huy Hoàng cho rằng khi thông qua Bộ luật này năm 2005 chúng ta chưa hội nhập sâu, chưa gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) nên có nhiều nội dung liên quan yếu tố nước ngoài chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ, nhất là các dự án đầu tư của nước ngoài theo hình thức BOT hoặc các nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất. Trong khi đầu tư các dự án trong lĩnh vực thủy điện cũng vướng và chưa có cơ sở pháp luật vững chắc; do đó việc sửa đổi bộ luật này là rất quan trọng và cần thiết.
Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh đề nghị luật phải quy định rõ pháp nhân của hộ gia đình, pháp nhân của nhà nước vì có như vậy thì Bộ luật mới có tính khả thi. Về giao dịch dân sự chuyển quyền sử dụng đất trên thực tế người dân vẫn thực hiện mà không thông qua cơ quan chức năng như chính quyền địa phương hay cơ quan công chứng; chỉ phát sinh tranh chấp thì mới đưa ra pháp luật, nhiều trường hợp không phát sinh tranh chấp nên vẫn tồn tại vì người dân không muốn làm các nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi giao dịch dân sự thông qua cơ quan nhà nước. Về thời hiệu trong thừa kế đại biểu đề nghị nên giữ nguyên như luật hiện hành. Về hình thức sở hữu đại biểu đề nghị ban soạn thảo quy định rõ khái niệm như thế nào là sở hữu riêng và sở hữu chung, thực tế có nhiều trường hợp tài sản chung nhưng lại đăng ký sở hữu riêng nên gây khó khăn cho người cùng sở hữu khi xảy ra tranh chấp.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị nên quy định thừa kế có cả quan hệ kinh tế và quan hệ gia đình chứ không riêng quan hệ huyết thống và lý giải con dâu, con rể sẽ hợp tình hợp lý hơn nhất là trong bối cảnh quy mô gia đình ngày càng ít con như hiện nay và trong tương lai là cháu chắt và càng xa huyết thống lại càng phức tạp. Nhấn mạnh cần quy định quyền tự do cư trú phải tuân thủ Hiến pháp bên cạnh quyền thì cũng phải có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật. Các điều cấm nhất là những vấn đề nhạy cảm cũng cần phải quy định càng rõ, càng cụ thể càng tốt vì nếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nguyễn Đặng Ân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát tại huyện Đình Lập
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam