Ngày 24/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi); thảo luận ở tổ vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) và Luật Dữ liệu.
Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn tham gia thảo luận tại Hội trường. Phiên thảo luận tại Hội trường vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã có 25 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu và 01 lượt ý kiến đại biểu tranh luận. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: Hệ thống tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam; quyền giám sát và phản biện xã hội của công đoàn; hợp tác quốc tế về công đoàn; quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước đối với công đoàn; vấn đề biên chế của công đoàn; những hành vi bị nghiêm cấm…Tham gia phát biểu về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Chu Thị Hồng Thái, đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra xem xét, cân nhắc một số nội dung như: Giải thích rõ hơn cụm từ “người sử dụng lao động” quy định tại khoản 7, Điều 4 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với phần giải thích cụm từ này được quy định tại khoản 2, Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019; về Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn (Điều 23), tại khoản 5 dự thảo quy định “Có chính sách ưu tiên tuyển dụng cán bộ công đoàn chuyên trách từ nguồn cán bộ công đoàn cơ sở, người lao động trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn” về vấn đề ngày đại biểu Thái đề nghị bổ sung thêm một khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết hoặc giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung này vì trên thực tế người công nhân, lao động và cán bộ công đoàn rất mong muốn được tuyển dụng cán bộ công đoàn chuyên trách từ cơ sở, người lao động có kinh nghiệm, kỹ năng, tâm huyết với hoạt động của công đoàn nhưng chưa có cơ chế để tuyển dụng. Chính vì thực tế đó nêm nộ dung này cần được tháo gỡ.
Buổi chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận tại tổ vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung nột số điều của Luật Bảo hiểm y tế và dự án Luật Dữ liệu. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn tham gia thảo luận tại và chủ trì, điều hành phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.
Thảo luận tại Tổ 13 đã có 09 đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu ý kiến vào nhiều nội dung khác nhau của 02 dự thảo luật: đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, đây là dự thảo luật được thực hiện theo quy trình rút gọn, trình thông qua tại một kỳ họp. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung có 40 Điều, khoản được bố cục gồm 2 điều về nội dung sửa đổi, bổ sung và hiệu lực thi hành của Luật. Theo chương trình kế hoạch thì luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8 này, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mà Luật Bảo hiểm Y tế hiện hành còn nhiều vướng mắc, hạn chế, cần giải quyết trong thực tiễn. đối với dự thảo Luật Dữ liệu, đây là dự thảo luật được xây dựng mới, trình lần đầu tại kỳ họp Quốc hội theo Chương trình kế hoạch thì nếu đủ điều kiện luật sẽ được thông qua tại kỳ họp này, dự thảo Luật gồm 07 chương, 67 điều. Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn có 02 đại biểu tham gia phát biểu ý kiến thảo luận là đại biểu Phạm Trọng Nghĩa và đại biểu Lưu Bá Mạc.
Đối với dự thảo Luật Dữ liệu, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị ban soạn thảo bổ sung 1 điều về chính sách của Nhà nước về dữ liệu, trong đó, có quy định về ưu tiên đầu tư xây dựng dữ liệu liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; cân nhắc bổ sung quy định xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu dữ liệu trong luật; đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu để trình Quốc hội đề xuất xây dựng luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; bổ sung một số điều kiện đầu tư kinh doanh cơ bản, trên cơ sở đó giao Chính phủ quy định chi tiết.
Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, đại biểu Lưu Bá Mạc, đề nghị ban soạn thảo cân nhắc nên có quy định chung về thẻ BHYT điện tử trước khi giao Chính phủ quy định chi tiết về việc sử dụng thẻ BHYT điện tử; đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT và mức hỗ trợ đóng BHYT, cụ thể: Về đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhưng giai đoạn tiếp theo liền kề được Chính phủ phê duyệt là vùng I và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực III, khu vực II đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về mức hỗ trợ bằng 70% mức đóng BHYT, thời gian hỗ trợ là 36 tháng kể từ ngày Chính phủ phê duyệt là vùng I (tương tự như quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023) hoặc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, đại biểu Mạc cũng đề nghị ban soạn thảo biên tập lại cách trình bày tại khoản 9, Điều 1 sửa đổi bổ sung điểm g khoản 4 điểm 12 cho phù hợp và rõ nghĩa tại dự thảo trình bày chưa rõ nghĩa. Vì, thực tế đa số người dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã khi mới được phê duyệt là vùng I và người dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thuộc miền núi chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập thấp và không ổn định, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ mua thẻ BHYT, số người dân tộc thiểu số sẽ không có điều kiện để tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHYT sẽ là rất lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của gia đình, nguy cơ dẫn đến phát sinh hộ nghèo và tái nghèo cao.
Đàm Thị Thu Huyền
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Kỳ họp thứ ba mươi của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình quý IV năm 2024
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lộc Bình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Hữu Lũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh khóa XVII
Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại hội trường về một số luật liên quan đến đầu tư, quy hoạch và đấu thầu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025