VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại Hội trường

Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai, 2017 165 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 14/11/2016, với 82,15% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2017. Tiếp đó  Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủy lợi. Các đại biểu Quốc hội thảo luận và thống nhất sự cần thiết ban hành Luật Thủy lợi, việc ban hành Luật đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Lạng Sơn) phát biểu thảo luận

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng việc ban hành luật đã giải quyết được vấn đề quản lý trong công tác thủy lợi, mô hình và cơ chế quản lý, chính sách đầu tư nhằm phát huy vai trò, bảo vệ và phát triển hệ thống thủy lợi trong nền kinh tế theo hướng thị trường và các mục tiêu phát triển bền vững; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của thủy lợi trong sự nghiệp phát triển đất nước, nhất là những vấn đề lớn của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội đặt ra trong tình hình hiện nay. Tham gia ý kiến vào một số điều cụ thể, đại biểu cho rằng một số điều còn chung chung chưa thể hiện rõ được đặc điểm, vị trí, vai trò của thủy lợi. Đối với các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu cho rằng hiện nay một số công trình thủy lợi thiết kế đầu tư lớn nhưng công suất hữu dụng không đảm bảo, công trình trên kênh không dẫn nước được… Để tăng cường công tác quản lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm như chất lượng thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi.

Về miễn giảm sử dụng dịch vụ thủy lợi cần bổ sung miễn giảm cho các đối tượng trong trường hợp các công trình thủy lợi được xã hội hóa, không do nhà nước đầu tư xây dựng, miễn giảm theo hướng hạn điền (diện tích mỗi hộ sử dụng nước dưới 0,3ha); không hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo dễ gây phức tạp trong quản lý, tăng chi phí hành chính.  Công tác quản lý nhà nước về thủy lợi cần rà soát kỹ lưỡng, tránh sự trùng lắp về quản lý ở nhiều bộ, ngành khác nhau.

Phương Thuận

Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *