Ngày 18/9, Đoàn khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ Thạch đen trên địa bàn huyện Bình Gia.
Đoàn Khảo sát do đồng chí Hoàng Quy, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, thành viên Đoàn có lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Gia.
Huyện Bình Gia được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Thạch đen. Là huyện có sản lượng, diện tích trồng Thạch đen đứng thứ 2 trên toàn tỉnh, hiện nay trên địa bàn huyện Bình Gia có 14 xã có các hộ sản xuất và kinh doanh Thạch đen. Diện tích trồng Thạch đen năm 2019 là 504,3 ha; diện tích trồng năm 2020 là 551,0 ha; diện tích trồng năm 2021 là 800 ha; diện tích trồng năm 2022 là 800 ha; diện tích trồng năm 2023 là 597,81 ha; diện tích 8 tháng năm 2024 là 520 ha. Năng suất thạch đen trung bình khoảng 5,4 tấn/ha. Năng suất, chất lượng và giá của Thạch đen nương (trồng trên đất đồi) cao hơn trồng trên đất ruộng, công chăm sóc và làm cỏ ít, tuy nhiên năng suất không đồng đều và phụ thuộc vào thời điểm và vị trí trồng. Đối với Thạch đen trồng tại ruộng có thể dễ dàng chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất ổn định hơn. Việc trồng cây Thạch đen mang lại hiệu quả cao hơn một số cây trồng khác, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.

Hiện nay, giá cả thị trường của Thạch đen (trồng trên đất ruộng) tiếp tục bấp bênh, không ổn định; Qua khảo sát, hiện giá thu mua Thạch đen từ 8.000 đến 15.000đ/kg đối với thạch ruộng và 30.000-40.000đ/kg đối với thạch nương, hầu như các hộ trồng Thạch đen (trồng trên đất ruộng) từ những năm trước đến nay đều chuyển đổi cây trồng, nếu có trồng thì hộ gia đình chỉ trồng diện tích nhỏ lẻ (chủ yếu là để làm giống); những diện tích mà các năm trước trồng Thạch đen họ đều chuyển đổi sang trồng ngô, lúa… để đảm bảo nhu cầu và đời sống của người dân.

Qua khảo sát tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Nông lâm sản Đông Bắc, địa chỉ: Thôn Nhất Tiến, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia. Công ty hiện đang thu mua Thạch nương xuất khẩu đến các thị trường Thái Lan, Malaysia… Theo giám đốc Công ty cho biết, hiện nay giá thạch đen xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về các thủ tục, điều kiện kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa, giá cả lại thấp. Người dân thu hoạch, bảo quản Thạch đen chưa đảm bảo quy trình, còn lẫn nhiều rác, tạp chất, do đó để đảm bảo lợi nhuận, công ty phải cân đối giá thu mua giá thấp để trừ đi chi phí phân loại, làm sạch.

Đoàn tiếp tục đến khảo sát tại Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư xuất nhập khẩu Đỗ Thị Kim Oanh, địa chỉ Thôn Bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia. Hiện nay công ty đang thu mua thạch nương và thạch ruộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Theo lãnh đạo Công ty cho biết, hiện nay giá Thạch đen xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thấp, người dân không trồng thạch nên Công ty không đủ lượng hàng để xuất khẩu. Hiện công ty đang phải mở rộng thị trường thu mua sang huyện Tràng Định. Người dân chưa nghiêm túc thực hiện thu hoạch, bảo quản Thạch đen theo Nghị định thư, còn lẫn nhiều rác, tạp chất, do đó để đảm bảo lợi nhuận, công ty phải cân đối giá thu mua sau khi trừ đi chi phí phân loại, làm sạch. Hiện nay giá thu mua Thạch ruộng là 15.000đ/kg (giá thu mua khi người dân mang Thạch đen đến Công ty).

Làm việc với huyện và các cơ quan chức năng liên quan về việc cấp mã số vùng trồng Thạch đen trồng tại ruộng, để phục vụ cho xuất khẩu (huyện Bình Gia đã thực hiện cấp 16 mã số vùng trồng Thạch đen trồng tại ruộng trên địa bàn các Hưng Đạo, Hoa Thám, Hồng Phong với tổng diện tích 63,01 ha), tuy nhiên qua kiểm tra Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và khảo sát thực tế cho thấy, một số diện tích đã được cấp mã số vùng trồng Thạch đen không đảm bảo, do người dân đã chuyển sang trồng cây trồng khác. Do đó, Phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã có văn bản đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét thu hồi 12 mã vùng trồng Thạch đen trên địa bàn.

Tại buổi khảo sát, đồng chí Trưởng đoàn khảo sát đề nghị: UBND huyện quan tâm chỉ đạo, vận động người dân duy trì diện tích trồng Thạch đen trên địa bàn; chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chú trọng việc quy hoạch và duy trì mã số vùng trồng Thạch đen tại ruộng trên địa bàn huyện; đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025 và Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021về sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong đó có chính sách hỗ trợ vay vốn trồng Thạch đen tại ruộng; quan tâm việc thực hiện liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân trồng Thạch đen tại ruộng; phối hợp với cấp xã truyên truyền, vận động người dân tuân thủ các quy định tại nghị định thư về xuất khẩu Thạch đen, nâng cao kỹ thuật canh tác cho Nhân dân, trồng theo hướng chuyên canh nhằm tăng số lần thu hoạch lên 2 lần/năm sản xuất thay vì 01 lần như hiện nay; đồng thời tập huấn tuyên truyền cho Nhân dân về danh mục vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) được phép sử dụng, cấm sử dụng trên cây Thạch đen đảm bảo xuất khẩu theo yêu cầu của Nghị định thư để nâng cao giá trị sản phẩm Thạch đen mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Thanh Tùng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Quyết định Ban hành Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới của Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp thứ ba mươi lăm HĐND tỉnh
Báo cáo số 1518/BC-HĐND06/12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ ba mươi mốt (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Báo cáo số 1538/BC-ĐGS-KTNS ngày 12/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh Giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Hợp phần 3 thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn -Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
Báo cáo số 1523/BC-ĐGS ngày 06/12/2024 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kết quả giám sát tình hình và kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 -2025
Báo cáo số 758/BC-ĐGS ngày 10/07/2024 của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 1611/KH-HĐND ngày 26/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh thực hiện chương trình giám sát của Thường trực HĐND tinh năm 2025 Báo cáo Kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 959/KH-ĐGS-KTNS ngày 04/09/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn