Ngày 06/6/2013, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII họp phiên toàn thể tại Hội trường để thảo luận về Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai.
Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá cao việc chuẩn bị nội dung của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra về dự án Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và tham gia ý kiến vào một số nội dung của dự án Luật.
Về Điều 3, giải thích từ ngữ, khoản 4 đại biểu đề nghị bổ sung vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là các vùng, các khu vực có đặc điểm tự nhiên dễ bị gánh chịu thiên tai, tác động bất lợi từ thiên tai so với các vùng khác, như vùng thường xuyên xảy ra bão lụt, mưa lớn, lũ ống, lũ quét, mưa đá, hạn hán … Việc đưa ra khái niệm này giúp cho việc phân định, phân vùng thiên tai được đầy đủ cũng như định hướng chính sách quản lý trong phòng, chống thiên tai được tốt hơn.
Tại khoản 1 Điều 12 về các hành vi bị cấm, đại biểu đề nghị ghi: “lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và các lợi ích khác của quốc gia, gây mất trật tự xã hội, xâm hại đến tài sản của nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng”; đề nghị bỏ đoạn: “xâm hại đại đoàn kết dân tộc, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác” để phù hợp với nội dung phòng, chống thiên tai; bổ sung 01 khoản trong điều này về chế tài xử phạt đối với các hành vi bị cấm: “Chính phủ quy định chế tài xử phạt với các hành vi bị cấm”.
Tại Điều 16, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đại biểu cho rằng đây là quy định cần thiết nhưng để làm được điều này cần có hệ thống thông tin về môi trường, cảnh báo môi trường, thiên tai một cách đầy đủ, do vậy cần bổ sung một khoản quy định tại Điều 16: “Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan cho các bộ, ngành địa phương để lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội”.
Đại biểu tán thành việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai để tăng cường trách nhiệm xã hội của công dân và thực hiện nguyên tắc xã hội hóa, tuy nhiên cần quy định nguyên tắc hoạt động của Quỹ công khai, minh bạch, công bằng và định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp; cân nhắc độ tuổi trong việc đóng góp bắt buộc đối với quỹ này và cũng cần cân nhắc về các đối tượng trong việc đóng góp.
T rong dự thảo có 03 Điều liên quan đến quyên góp, đóng góp, huy động phân bổ (Điều 10, Điều 11, Điều 33): Điều 10 quy định nguồn tài chính từ khoản đóng góp bắt buộc và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, tuy nhiên; Điều 11 lại quy định thêm về nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai; giữa điểm b, khoản 2 của Điều 10 và Điều 11 chưa được làm rõ, hơn nữa nội dung này được quy định liên quan tại Điều 33. Như vậy, có sự chồng chéo và tạo nên gánh nặng đóng góp cho người dân. Trên thực tế cử tri phản ảnh nhiều khoản đóng góp được cho là tự nguyện nhưng lại mang tính chất bắt buộc tự nguyện. Hơn nữa đóng góp của các tổ chức xã hội từ thiện theo nhiều chủ đề, nhiều nội dung và không chỉ là phòng, chống thiên tai. Do vậy, đại biểu đề nghị tất cả các nội dung quyên góp, đóng góp của tổ chức, cá nhân cần được thống nhất một đầu mối quản lý là Quỹ Phòng, chống thiên tai và quy định cơ chế phối hợp giữa các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ với hoạt động của Quỹ như đã thể hiện thêm ở Điều 33. Như vậy, có thể xem xét bỏ Điều 11 và thể hiện rõ thêm ở Điều 33 về việc huy động quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ, tại khoản 4, Điều 10 ghi là: “Chính phủ quy định về Quỹ”./.
Hoàng Kim Vân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Quyết định Ban hành Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới của Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp thứ ba mươi lăm HĐND tỉnh
Báo cáo số 1518/BC-HĐND06/12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ ba mươi mốt (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Báo cáo số 1538/BC-ĐGS-KTNS ngày 12/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh Giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Hợp phần 3 thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn -Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
Báo cáo số 1523/BC-ĐGS ngày 06/12/2024 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kết quả giám sát tình hình và kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 -2025
Báo cáo số 758/BC-ĐGS ngày 10/07/2024 của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 1611/KH-HĐND ngày 26/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh thực hiện chương trình giám sát của Thường trực HĐND tinh năm 2025 Báo cáo Kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 959/KH-ĐGS-KTNS ngày 04/09/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn