VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, quản lý di tích

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai, 2017 113 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Từ ngày 22 đến ngày 26/4/2013, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nông Văn Thảm – Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình, kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, quản lý di tích tại địa bàn huyện Cao Lộc, Bắc Sơn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Đồng chí Nông Văn Thảm-Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc

 

        Theo báo cáo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay trên toàn tỉnh có 1699/2328 thôn, bản có nhà văn hóa với tổng nguồn vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng trong đó 70 nhà văn hóa được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng mỗi nhà 25 triệu đồng còn lại là do nhân dân đóng góp gần 6 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 55 điểm di tích trong đó 25 di tích lịch sử cách mạng, 03 đi tích khảo cổ, 08 đi tích danh thắng và 19 di tích tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Trong 55 điểm di tích có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 14 điểm di tích sếp hạng cấp tỉnh, 28 điểm di tích được kiểm kê lập danh mục bảo vệ. Nhìn chung, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích được cấp ủy và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật. Việc trùng tu, tôn tạo di tích thường xuyên được thực hiện bằng việc huy động nhiều nguồn vốn. Đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử, cách mạng kháng chiến, nguồn kinh phí trùng tu tôn tạo chủ yếu từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và nguồn ngân sách tỉnh đầu tư. Đối với các di tích tôn giáo, tín ngưỡng chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa và do các ban quản lý, ban khánh tiết đình, đền chùa thực hiện từ nguồn thu quỹ công đức dưới sự hướng dẫn, thẩm định hồ sơ của ngành chuyên môn. Từ năm 2012 đến nay, bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia chống xuống cấp di tích, nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh và huy động các nguồn lực xã hội hóa, đã có 04 dự án di tích được tôn tạo và một số dự án xây dựng mới với tổng kinh phí thực hiện là 4.600 triệu đồng. Các dự án được đầu tư xây dựng mới như: Dự án tôn tạo di tích Cạm Bao, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia; dự án tôn tạo, chống xuống cấp Động Tam Thanh, Thành Nhà Mạc; dự án Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, xã Vũ Lễ.

         Về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa: Tổng kinh phí được giao là 10.480 triệu đồng gồm kinh phí được UBND tỉnh giao năm 2012 là 7.580 triệu đồng và kinh phí năm 2011 chuyển sang 3260 triệu đồng, năm 2013, được giao 05 dự án với tổng kinh phí 6.250 triệu đồng.để triển thực hiện gần 04 dự án chống xuống cấp và tôn tạo di tích; 02 dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu các dân tộc; 02 dự án tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa (chủ yếu xây NVH và cấp trang thiết bị hoạt động cho các nhà văn hóa); 01 dự án đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống Dự án Đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống; hỗ trợ trang bi thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Đoàn Nghệ thuật tỉnh; 01 dự án hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; 01 dự án tăng cường năng lực cán bộ văn hoá cơ sở, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình…

         Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại di tích vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc còn nhiều hạn chế. Nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia đã và đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí tu bổ, tôn tạo kịp thời; công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, nhiều loại hình đang có nguy cơ bị mai một dần. Hệ thống thiết chế phục vụ cho hoạt động văn hóa từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, xuống cấp, chưa đồng bộ. Đầu tư nguồn lực xây dựng nhà văn hóa thôn bản còn thấp so với nhu cầu, hầu hết chưa đáp ứng tiêu chí mới về xây dựng nông thôn mới…

         Sau khi nghe báo cáo, cùng với việc kiểm tra thực tế tại cơ sở, đồng chí Nông Văn Thảm đánh giá cao những nỗ lực của các huyện,  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tham mưu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, và quản lý di tích trong thời gian vừa qua. Đồng chí đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa  trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu đã được đề ra tại Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/4/2007 và Kết luận số 12-KL/TU ngày 25/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU về bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa của tỉnh nhằm phát huy được các giá trị của di tích, di sản văn hóa phục vụ công tác giáo dục, truyền thống cho nhân dân và phát huy hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đã được đầu tư./.

Vương Đắc Huy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *