VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận ở tổ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật

Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai, 2017 120 lượt xem Chia sẻ bài viết:

 Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, chiều ngày 29/10/2013 Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Trị, Gia Lai và Thái Nguyên thảo luận ở tổ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo; về công tác thi hành án; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn chủ trì thảo luận

     Nhìn chung các đại biểu đều nhận định về công tác phòng chống tham nhũng tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa thực sự quyết liệt sắc bén. Công tác thanh tra, kiểm tra ít phát hiện tham nhũng mà chủ yếu do tố cáo của nhân dân, do báo chí phanh phui. Tỷ lệ án tham nhũng án treo và xử nhẹ còn khá phổ biến. Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như quá trình cống hiến, nhân thân…còn có phần dễ dãi, tùy tiện. Kỷ cưởng kỷ luật có lúc, có nơi bị buông lỏng để nhân dân kêu ca nhiều, việc tổ chức thực hiện chưa đạt như kỳ vọng; quá trình xử lý không rõ địa chỉ để quy trách nhiệm. Các cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng khá đầy đủ tuy nhiên tình hình tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Nhiều người đứng đầu còn có tâm lý “đóng cửa bảo nhau”, bưng bít thông tin, chủ yếu là xử lý nội bộ.

      Các báo cáo công tác của Chính phủ và các cơ quan cần phải xác định rõ hơn các nhóm giải pháp khả thi, có trọng tâm trọng điểm không dàn đều và quy trách nhiệm cho người đứng đầu.

     Về công tác phòng chống tội phạm án tồn đọng còn nhiều nhưng báo cáo còn chung chung chưa rõ trách nhiệm và cũng chưa rõ nguyên nhân; tội phạm ma túy và mại dâm rất dễ phát hiện nhưng thực tế công tác phát hiện và xử lý còn hạn chế, còn có hiện tượng bảo kê rất nguy hiểm có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm thậm chí tư vấn cho tội phạm lẩn trốn, vi phạm pháp luật;

      Các đại biểu Quốc hội cũng lo ngại trước tình trạng nhiều loại tội phạm mới xuất hiện và các tội phạm có số đông người vi phạm và tình trạng người dân tự xử bất chấp pháp luật; mức độ phạm tội nghiêm trọng, manh động hơn do đó cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt; có cơ chế, bộ máy đủ mạnh và độc lập để hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục phát huy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thế trận toàn dân.

    Thực tế năm 2013 qua thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhiều lĩnh vực có chuyển biến tiến bộ, tình hình an ninh trật tự cơ bản giữ được ổn định.

     Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng các báo cáo chưa nêu rõ nguyên nhân của tình hình tội phạm, cần đánh giá sâu sắc, cụ thể từng loại tội phạm để xử lý nghiêm minh mới đủ sức răn đe. Về hệ thống pháp luật hình sự, khung hình phạt còn rộng, trong quá trình xét xử chưa nghiêm; tỷ lệ án đình chỉ, tạm đình chỉ, trả lại hồ sơ còn lớn, hiện tượng tiêu cực bảo kê vẫn còn, nhiều bản án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án; hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa chưa đạt yêu cầu.

Nguyễn Đặng Ân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *