VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tham gia thảo luận tổ tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII

Thứ Ba, 12 Tháng Mười Hai, 2017 130 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Trong buổi sáng ngày 23/10/2013, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn tham gia phiên thảo luận tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013). Cùng thảo luận tổ với Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn có Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị và Gia Lai. Đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên họp.

     Tham gia thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội trong tổ đã có 14 ý kiến  thể hiện sự nhất trí cao đối với nội dung, bố cục của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình thông qua tại kỳ họp này (gồm 11 chương, 120 điều). Dự thảo trình Quốc hội lần này đã được chỉnh lý hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các Ðại hội Ðảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản và định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ý kiến cũng tán thành việc khẳng định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo của Ðảng và những nội dung thể hiện tại Ðiều 4 của Dự thảo. Dự thảo Hiến pháp lần này đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Ðảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), phù hợp thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ðảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp truyền thống lịch sử của cách mạng Việt Nam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Về lấy phiếu tín nhiệm, các đại biểu tán thành không quy định hình thức này vào Hiến pháp, về đối tượng lấy phiếu cần thu gọn hơn nữa, đồng thời có quy định về “hậu lấy phiếu tín nhiệm”…

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại phiên thảo luận tổ

     Góp ý vào Dự thảo Hiến pháp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thế Tuy, Nguyễn Lâm Thành đã tham gia các ý kiến vào các vấn đề thu hồi đất, về các chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chính sách ưu tiên phát triển văn hóa, giáo dục, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội vùng miền núi, biên giới, hải đảo…

     Theo chương trình kỳ họp, ngày 05-11-2013 Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về 02 dự thảo này, tập trung vào những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; ngày 18-11-2013 tiếp tục thảo luận tại Hội trường việc chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ngày 28-11-2013 sẽ biểu quyết thông qua.

                                                                 Hoàng Kim Vân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *