Công Sơn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc, có diện tích tự nhiên 3586,76ha, dân số 1358 người, 100% dân số là dân tộc Dao; 8/9 thôn đặc biệt khó khăn; xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu và xuống cấp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế… Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, trong giai đoạn 2005- 2012, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã nên đã đạt được những kết quả nhất định. Chương trình xóa đói, giảm nghèo đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế của xã. Các hộ nghèo, người nghèo đều được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách tín dụng, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế, phát triển sản xuất… theo quy định. Cơ sở vật chất được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Từ năm 2010- 2013 đã có 125 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 2.320.000 đồng, 05 học sinh, sinh viên được vay vốn với 65.000.000 đồng; 982 người thuộc đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, 157 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ và xây dựng 8 nhà đại đoàn kết; 21 hộ được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng số vốn 176.800.000 đồng; 68 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt…Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm dần qua các năm, từ 88,11% năm 2011 giảm 77,55% năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn đặc biệt khó khăn giảm nhanh. Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đã tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền, góp phần ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn xã.
Thăm một hộ nghèo tại xã Công Sơn
Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo tại xã Công Sơn vẫn còn những thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tốc độ giảm nghèo còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng tốc độ giảm giữa các thôn không đồng đều; các chương trình, dự án đầu tư cho đối tượng người nghèo, hộ nghèo chưa tập trung vào một đầu mối dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện; một bộ phận người dân còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào việc thụ hưởng các chính sách của Đảng và nhà nước, không vươn lên để thoát nghèo…Nguyên nhân là do xã chưa phát huy tốt các nguồn lực đầu tư cho chương trình an sinh xã hội, chưa chủ động trong việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo còn hạn chế về năng lực, trình độ, phương tiện, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu…
Ngày 10 tháng 01 năm 2014, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2012” tại xã Công Sơn. Tại buổi giám sát, đồng chí Trần Thị Hoa Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn xã. Đồng chí đề nghị cấp ủy, chính quyền xã Công Sơn cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân (đặc biệt là người nghèo) nhận thức được ý nghĩa của các chương trình xóa đói giảm nghèo đó là: chương trình giảm nghèo là các công cụ hỗ trợ người nghèo về vốn, trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng giúp người dân có thể tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, cây, con, giống mới; thay đổi tư duy cách làm ăn từ đó tự mình vươn lên thoát nghèo chứ không phải nhà nước bao cấp cho người dân, từ đó vận động người dân chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Đồng thời tập trung huy động các nguồn lực để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo; tổ chức điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, xác định rõ nguyên nhân nghèo, đề ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đoàn giám sát làm việc tại UBND xã Công Sơn
Đoàn giám sát cũng ghi nhận những kiến nghị của xã Công Sơn về việc đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người nghèo thoát nghèo bền vững.
Hoàng Thị Kim Vân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Quyết định Ban hành Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới của Đảng bộ Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp thứ ba mươi lăm HĐND tỉnh
Báo cáo số 1518/BC-HĐND06/12/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ ba mươi mốt (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Báo cáo số 1538/BC-ĐGS-KTNS ngày 12/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh Giám sát về tình hình, kết quả thực hiện Hợp phần 3 thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn -Tiểu dự án tỉnh Lạng Sơn
Báo cáo số 1523/BC-ĐGS ngày 06/12/2024 của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kết quả giám sát tình hình và kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 -2025
Báo cáo số 758/BC-ĐGS ngày 10/07/2024 của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 1611/KH-HĐND ngày 26/12/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh thực hiện chương trình giám sát của Thường trực HĐND tinh năm 2025 Báo cáo Kết quả giám sát tình hình, hiệu quả thực hiện các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được công nhận năm 2020,2021,2022; kết quả ứng dụng trong thực tế hiện nay
Kế hoạch số 959/KH-ĐGS-KTNS ngày 04/09/2024 của Ban KT-NS HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn